Hamomax chia sẻ chi tiết cách điều trị mỡ máu cao hiệu quả
Áp dụng cách điều trị mỡ máu cao hiệu quả, kịp thời sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Đồng thời phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm được gây ra bởi tình trạng mỡ máu tăng cao. Vậy, có những giải pháp điều trị bệnh mỡ máu nào? Cách nào là hiệu quả nhất?
Nên áp dụng cách trị mỡ máu cao nào là hiệu quả nhất?
Cách điều trị mỡ máu cao không cần dùng thuốc
Xây dựng lối sống lành mạnh như thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, giảm cân, bỏ thuốc lá… là những biện pháp điều trị bệnh mỡ máu cao tự nhiên mà ai cũng có thể áp dụng.
Trước khi bắt đầu các biện pháp điều trị can thiệp nào, bác sĩ thường khuyên người bệnh nên thay đổi sống. Nhiều trường hợp người bệnh có thể cải thiện chỉ số mỡ máu hiệu quả chỉ nhờ áp dụng 5 cách trị mỡ máu tự nhiên sau:
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hợp lý là cách giúp điều trị mỡ máu cao tại nhà đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Bởi thực phẩm là một nguồn cung cấp chất béo, cholesterol cho cơ thể. Do đó, bạn nên hạn chế những thực phẩm giàu chất béo không tốt và tăng cường tiêu thụ những thực phẩm giàu chất béo tốt. Cụ thể như sau:
Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hoà
Chất béo bão hoà thường có hàm lượng cao trong thịt đỏ, thịt mỡ động vật, sữa nguyên kem, bơ động vật, phô mai, kem… Loại chất béo này sẽ được hấp thụ qua thành ruột và làm tăng cholesterol trong máu. Giảm tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo bão hoà sẽ giúp làm giảm cholesterol xấu (LDL cholesterol).
Hạn chế thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hoá còn được gọi là dầu thực vật được Hydro hoá một phần hay axit béo chuyển hóa. Loại chất béo này làm tăng nồng độ cholesterol xấu (LDL) và giảm nồng độ cholesterol tốt (HDL). Do đó, các chuyên gia đều khuyến nghị mọi người nên hạn chế tối đa nhất việc tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hoá như:
Các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, bánh rán ngập dầu, xúc xích, lạp xưởng…
Bánh cookies, bánh ngọt, bánh quy giòn…
Đồ ăn đóng gói sẵn như bắp rang bơ, mì ăn liền, snack…
Bơ động vật
Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo không bão hoà
Chất béo không bão hoà là nhóm chất béo có lợi cho cơ thể. Việc đưa nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm nồng độ cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Người bệnh mỡ máu cao nên ăn các thực phẩm giàu chất béo không bão hoà như:
Quả bơ
Các loại hạt và quả hạch như hạt phỉ, hạnh nhân, hạt điều, quả bồ đào…
Thực phẩm giàu axit béo omega – 3 như: cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh…
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện hiệu quả tình trạng mỡ máu cao
Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có thể làm giảm sự hấp thu chất béo, cholesterol từ trong ruột vào trong máu. Do đó, đây là nhóm thực phẩm không thể thiếu đối với người bệnh mỡ máu cao.
Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: bột yến mạch, cải xoăn, đậu tây, cà rốt, lê, táo…
Bổ sung whey protein
Whey protein được tìm thấy trong các chế phẩm sữa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đặc biệt là tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu (LDL). Bên cạnh đó, chất bổ sung này cũng có thể cải thiện huyết áp ở những người mắc bệnh tim mạch.
Luyện tập thể dục
Các hoạt động thể chất có thể giúp cải thiện cholesterol máu rất tốt. Cụ thể, tập thể dục ở mức độ vừa phải có thể giúp tăng cholesterol tốt (HDL), giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bạn nên hoạt động thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc tập aerobic 20 phút/lần. Bên cạnh đó, bạn có thể thay đổi các hoạt động thể dục để không bị nhàm chán như: đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe hay chơi một môn thể thao yêu thích.
Lưu ý:
Nên tập luyện ở mức độ vừa phải và nâng cao dần để cơ thể dễ thích nghi.
Kiểm soát cân nặng
Tình trạng thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố làm tình trạng mỡ máu cao nặng nề hơn. Do đó, hãy giảm cân nếu bạn có tình trạng thừa cân, béo phì. Xây dựng chế độ ăn kiêng hợp lý kết hợp luyện tập thể dục, thể thao là những phương pháp giảm cân lành mạnh mà bạn nên thử.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá không những gây bệnh lý về hô hấp mà còn làm tăng mỡ máu xấu. Từ đó nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch khác cũng cao hơn. Đặc biệt, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở những bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, có thể dẫn tới đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Hạn chế tiêu thụ rượu
Bên cạnh thuốc lá thì rượu và các đồ uống chứa cồn cũng là nhóm thực phẩm mà người bệnh mỡ máu nên kiêng. Tiêu thụ quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng huyết áp, suy tim, đột quỵ…
Trong nhiều trường hợp, thay đổi lối sống là không đủ để kiểm soát bệnh mỡ máu cao. Lúc này, bạn cần phối hợp sử dụng thuốc để đưa các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc với liều lượng khác nhau.
Cách điều trị mỡ máu cao bằng thuốc
Sử dụng thuốc giảm mỡ máu là cách điều trị bệnh mỡ máu cao thường được áp dụng hiện nay. Trong đó, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng các thuốc tây hoặc thảo dược giảm mỡ máu.
Thuốc tây trị mỡ máu cao
Hiện nay, có 5 nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh mỡ máu cao. Mỗi một loại thuốc đều có những công dụng và chỉ định khác nhau.
Sử dụng thuốc tây giúp giảm mỡ máu nhanh chóng, tuy nhiên tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ
Thuốc giảm mỡ máu nhóm statin
Nhóm statin có tác dụng làm giảm LDL cholesterol và triglyceride. Bên cạnh đó, thuốc giúp tăng nhẹ nồng độ HDL cholesterol. Một số thuốc điều trị mỡ máu tăng cao thuộc nhóm này bao gồm:
Simvastatin
Atorvastatin
Lovastatin
Fluvastatin
Pitavastatin
Rosuvastatin
Thuốc có tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả, tuy nhiên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Trong đó có tình trạng tiêu cơ vân, đau cơ, viêm gân, rối loạn tiêu hoá, đau dạ dày, tăng men gan, tăng lượng đường trong máu….
Đặc biệt, tiêu cơ vân là tác dụng phụ nghiêm trọng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi thấy các dấu hiệu tiêu cơ vân như: đau nhức cơ, yếu cơ, nước tiểu màu đỏ thẫm thì hãy tạm ngừng sử dụng thuốc và đến bệnh viện kiểm tra.
Niacin
Niacin hay còn được biết đến là vitamin B3, có tác dụng làm giảm triglyceride và LDL cholesterol máu rất tốt.
Tuy nhiên, Niacin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Chẳng hạn như hiện tượng đỏ bừng mặt, ngứa, khó tiêu, khó chịu ở dạ dày… Ngoài ra, thuốc cần sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân bị tiểu đường do làm tăng lượng đường trong máu.
Sử dụng Niacin cùng với các thuốc khác có thể làm giảm tác dụng hay làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Do đó, bạn không nên tự ý phối hợp Niacin với các loại thuốc khác khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nhóm nhựa gắn acid mật ( Renin )
Mật được sản xuất từ cholesterol tại gan. Nhóm thuốc này có cơ chế gắn với các acid mật, ngăn cản sự hấp thu mật trong quá trình tiêu hoá. Như vậy, cơ thể của chúng ra sẽ phản ứng lại bằng cách sử dụng nhiều cholesterol hơn để tạo ra dịch mật. Từ đó làm giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu.
Thuốc có khả năng làm giảm LDL cholesterol máu tới 30%, đồng thời giúp tăng HDL cholesterol khoảng 5%. Tuy nhiên, thuốc lại làm tăng nhẹ triglyceride. Do vậy, bác sĩ thường kê đơn kết hợp với các thuốc giảm mỡ máu khác và không dùng trong trường hợp bệnh nhân có triglyceride tăng cao.
Ngoài ra thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng như buồn nôn, đầy chướng bụng, táo bón, ợ hơi, ợ chua…
Một số thuốc trị bệnh mỡ máu cao thuộc nhóm này như:
Cholestyramine
Colestipol
Colesevelam
Lưu ý:
Nhóm nhựa gắn acid mật có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc khác. Do đó, bác sĩ thường khuyến cáo sử dụng các thuốc cách nhau từ 4 – 6 tiếng.
Nhóm ức chế hấp thu cholesterol
Đây là một trong những nhóm thuốc giảm cholesterol thường được sử dụng hiện nay với đại diện là Ezetimibe. Thuốc tác động vào ruột non và ức chế hấp thu cholesterol từ thực phẩm.
Tuy hiệu quả trong việc làm giảm cholesterol xấu nhưng nhóm thuốc này lại không giúp làm tăng mức HDL cholesterol. Do đó, thường sử dụng kết hợp cùng các thuốc khác để mang lại hiệu quả cao hơn đối với người bệnh mỡ máu cao.
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ. Chẳng hạn như đau dạ dày, mệt mỏi, tiêu chảy, đau nhức cơ… Đồng thời, không sử dụng thuốc khi mang thai và cho con bú.
Đặc biệt, khi sử dụng cùng thuốc giảm mỡ máu nhóm statin hay fibrat thì có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi phối hợp các nhóm thuốc này.
Thuốc giảm mỡ máu nhóm Fibrat
Fibrat là nhóm thuốc làm giảm triglyceride rất hiệu quả, đặc biệt là ở những bệnh nhân mỡ máu có nồng độ triglyceride cao. Ngoài ra, thuốc còn giúp làm tăng lượng HDL cholesterol.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hoá, đau dạ dày, viêm cơ, tiêu cơ vân… Các tác dụng phụ này có thể tăng lên khi sử dụng fibrat kết hợp cùng nhóm thuốc statin.
Lưu ý: Không sử dụng thuốc nhóm fibrat cho phụ nữ có thai
Một số thuốc nhóm fibrat thường dùng trong điều trị bệnh mỡ máu như:
Fenofibrate
Bezafibrate
Ciprofibrate
Gemfibrozil
Như vậy, sử dụng thuốc tây trong điều trị mỡ máu cho tác dụng nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc lại gây quá nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày nay, xu hướng sử dụng thảo dược chữa mỡ máu cao ngày càng được nhiều người bệnh quan tâm và áp dụng.
Thảo dược trị mỡ máu cao
Sử dụng các thảo dược là cách chữa mỡ máu cao cho tác dụng hiệu quả, đặc biệt là an toàn khi sử dụng kéo dài. Do đó, chúng đã được sử dụng trong dân gian từ lâu và ngày càng được người bệnh mỡ máu cao ưa chuộng.
Một số loại thảo dược giảm mỡ máu hiệu quả phải kể đến như:
Giảo cổ lam
Giảo cổ lam
Giảo cổ lam được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh mỡ máu và mỡ gan. Trong thành phần của loài thảo dược này chứa nhiều hoạt chất saponin, có tác dụng giảm triglyceride, cholesterol toàn phần rất tốt. Từ đó phòng ngừa xơ vữa động mạch và nguy cơ gặp các biến chứng liên quan.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng của giảo cổ lam trong điều trị bệnh mỡ máu. Theo đó vào năm 1999, GS. Phạm Thanh Kỳ và nhóm nghiên cứu đã công bố về hiệu quả sử dụng giảo cổ lam trên tạp chí dược liệu. Cụ thể, sử dụng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày có thể làm giảm 71% lượng cholesterol toàn phần so với nhóm không sử dụng giảo cổ lam.
Năm 2005, các nhà khoa học thuộc trường đại học học Sydney (Australia) đã công bố nghiên cứu về tác dụng của giảo cổ lam. Cụ thể, khi sử dụng dịch chiết giảo cổ lam có tác dụng làm giảm nồng độ triglyceride máu, giảm cholesterol toàn phần. Kết quả tác dụng này gần như tương tự với thuốc giảm mỡ máu Atorvastatin.
Cách điều trị mỡ trong máu cao bằng giảo cổ lam:
Lấy khoảng 20g lá giảo cổ lam, rửa sạch. Cho lá giảo cổ lam vào ấm trà và hãm cùng với nước sôi để uống.
Nần nghệ
Nần nghệ (nần vàng)
Nần nghệ (nần vàng) là một loài dược liệu quý đối với người bệnh mỡ máu cao và gan nhiễm mỡ. Dược liệu này chứa một hàm lượng hoạt chất saponin cao vượt trội, có tác dụng làm giảm mỡ máu hiệu quả hơn nhiều loại dược liệu khác.
Khi sử dụng nần nghệ trên lâm sàng cho người bệnh mỡ máu cao, các chỉ số mỡ máu đều cải thiện rất tốt và có xu hướng trở về mức bình thường. Nồng độ cholesterol xấu (LDL) giảm, nồng độ cholesterol tốt (HDL) tăng và gần 100% bệnh nhân đều giảm chỉ số cholesterol toàn phần.
Các nghiên cứu khoa học về nần nghệ còn cho thấy tác dụng điều hoà nhịp tim, hạ huyết áp và chống viêm khớp. Thảo dược này an toàn khi sử dụng kéo dài mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Cách điều trị mỡ máu cao bằng nần nghệ:
Chuẩn bị củ nần nghệ khô (15g), rửa sạch và thái lát. Sau đó đem sắc cùng 500ml nước, đun đến khi nước trong nồi còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp. Chắt lấy nước sắc nần nghệ để uống hàng ngày. Lưu ý uống sau ăn 30 phút.
Lá đỏ ngọn
Lá đỏ ngọn
Lá đỏ ngọn còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây thành ngạnh, may tiên, hoàng ngưu mộc. Đây là một thảo dược với phần ngọn lá màu đỏ, thường mọc nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc.
Trong thành phần của loài thảo dược này có chữa nhiều hoạt chất như Tanin, Flavonoid có tác dụng chống oxy hoá. Đặc biệt, nghiên cứu khoa học của Thạc sĩ Bùi Văn Bình còn cho biết, hoạt chất phytosterol trong lá đỏ ngọn có tác dụng ngăn cản sự hấp thu cholesterol tại ruột non rất tốt. Cho tác dụng điều trị bệnh mỡ máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch hiệu quả.
Cách điều trị mỡ máu hiệu quả bằng lá đỏ ngọn tương như như giảo cổ lam. Bạn chuẩn bị lá đỏ ngọn, rửa sạch và hãm lấy nước uống trong ngày.
Tuy mang lại sự hiệu quả và an toàn khi sử dụng, nhưng các thảo dược chữa bệnh mỡ máu cao kể trên thường có cách chế biến phức tạp, phiền hà. Với cuộc sống hiện đại và hối hả ngày nay, nhiều người bệnh không có đủ thời gian để chuẩn bị và chế biến các bài thuốc trên. Ngoài ra, quá trình cân đong dược liệu, đun nấu, sắc có thể làm giảm hàm lượng hoạt chất. Từ đó khiến cho hiệu quả sử dụng thuốc không mang lại như mong muốn.
Bổ sung Hamomax giúp đẩy lùi bệnh mỡ máu cao hiệu quả
Thấu hiểu những băn khoăn của người bệnh với mong muốn sử dụng các thảo dược giảm mỡ máu an toàn nhưng lại bất tiện trong chế biến, Công ty Cổ phần Dược Khoa kết hợp với chuyên gia Trường Đại học Dược Hà Nội đã cho ra đời sản phẩm Hamomax.
Hamomax được nhiều người bệnh mỡ máu cao tin tưởng lựa chọn
Hamomax là sản phẩm kết hợp các thảo dược giảm mỡ máu như giảo cổ lam, nần nghệ, lá đỏ ngọn và nụ hoa hoè. Mang lại tác dụng:
Hỗ trợ hạ mỡ máu
Hỗ trợ bình ổn huyết áp
Hỗ trợ làm bền thành mạch máu
Hỗ trợ điều hòa nhịp tim
Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh, đạt hiệu quả tốt và các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Hamomax ra đời giúp hàng nghìn bệnh nhân đẩy lùi bệnh mỡ máu cao, mỡ gan, cao huyết áp. Sản phẩm được bày bán rộng rãi tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp về những cách điều trị mỡ máu cao. Hy vọng bài viết đã giúp cho bạn đọc nắm rõ về bệnh mỡ máu cao và cách điều trị, đồng thời lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất cho tình trạng của mình.
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về viên uống Hamomax, bệnh mỡ máu hay các tình trạng bệnh liên quan thì hãy liên hệ ngay đến chúng tôi thông qua hotline: 091 93 94 000. Dược sĩ sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn một cách nhanh chóng nhất.