Giỏ hàng

Chuyên gia giải đáp chi tiết mỡ máu cao uống gì để tốt cho sức khỏe?


Tác giả: Vũ Đình Tâm

Mỡ máu cao uống gì để kiểm soát tốt nhất các chỉ số mỡ máu trong cơ thể là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay khi gặp phải tình trạng mỡ máu. Cùng chuyên gia Hamomax giải đáp những câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

Mỡ máu cao uống gì để tốt cho sức khỏe?

Bệnh mỡ máu là tình trạng các chỉ số mỡ máu (cholesterol toàn phần, LDL Cholesterol, HDL Cholesterol và Triglyceride) vượt mức cho phép gây ra rối loạn chuyển hóa lipid máu. 

 Bệnh là căn nguyên của rất nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch và não bộ…Bệnh tiến triển âm thầm nên rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu.

Bệnh mỡ máu cao thường xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, tuổi tác và giới tính, căng thẳng và stress thường xuyên, thói quen hút thuốc lá, ảnh hưởng từ các bệnh lý như tiểu đường, béo phì…hoặc do di truyền. Trên thực tế, số lượng người bị mỡ máu cao hiện nay rất lớn, thậm chí tuổi mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng.

Mỡ máu cao uống  thuốc gì để phòng chống, điều trị các triệu chứng lâm sàng tốt nhất, cải thiện chỉ số mỡ máu đang được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là đáp án cho câu hỏi uống gì để giảm mỡ máu cao.

Mỡ máu cao uống thuốc Tây để kiểm soát chỉ số mỡ máu cao 

Nếu được hỏi uống gì để chữa mỡ máu cao thì câu trả lời đầu tiên và chắc chắn nhất chính là thuốc Tây điều trị bệnh mỡ máu cao. Có một số nhóm thuốc Tây có tác dụng hạ mỡ máu sau:

Nhóm thuốc hạ mỡ máu Statin

Một số dòng thuốc phổ biến thuộc nhóm Statin là Atorvastatin, Fluvastatin, Pitavastatin, Pravastatin, Rosuvastatin canxi, Simvastatin… Nhóm thuốc này tác dụng ngăn việc hình thành Cholesterol trong gan và máu thông qua việc ức chế hoạt động của  men HMG-CoA reductase.

 Được sử dụng nhiều nhưng nhóm thuốc này không dùng được cho bệnh nhân bị gan hoặc phụ nữ mang thai. Không thể uống nước ép bưởi hoặc ăn bưởi trong thời gian sử dụng thuốc điều trị mỡ máu nhóm Statin. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như: chóng mặt, đau đầu, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, viêm cơ, yếu cơ, tăng men gan…

mo-mau-cao-uong-gi-de-tot-cho-suc-khoe

                                Mỡ máu cao uống gì? - Uống Tây dược để kiểm soát mỡ máu

Nhóm thuốc hạ mỡ máu Resins

Có thể kể đến một số thuốc hạ mỡ máu thuộc nhóm Resins như: Cholestyramin, Colesevelam, Colestipol…Nhóm thuốc này sử dụng axit mật để tổng hợp dịch mật từ Cholesterol từ đó giảm cholesterol trong gan, máu đồng thời kích thích hình thành HDL Cholesterol và thúc đẩy đào thải LDL Cholesterol. 

Người có vấn đề gan, mật cần cẩn trọng khi sử dụng nhóm thuốc hạ mỡ máu này. Nhóm thuốc Resins này có thể gây tác dụng phụ như táo bón, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn và khó tiêu cho người dùng.

Nhóm thuốc ức chế hấp thụ Cholesterol có chọn lọc

Loại thuốc thường dùng nhất thuộc nhóm thuốc ức chế hấp thụ Cholesterol chọn lọc là Zeita. Thuốc có tác dụng ức chế hấp thụ Cholesterol từ ruột và giúp tăng cường mỡ máu tốt HDL Cholesterol. 

Người mắc bệnh gan nên tránh sử dụng Zetia bởi thuốc có nguy cơ làm men gan tăng. Tác dụng phụ thường thấy của Zetia là đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, sổ mũi, hắt hơi, đau họng, đau khớp….

Nhóm thuốc hạ mỡ máu Fibrate

Một số loại thuốc thuộc nhóm Fibrate có tác dụng hạ mỡ máu: Gemfibrozil, Clofibrate, Fenofibrate…Nhóm thuốc điều trị mỡ máu Fibrate kích thích PPAR Alpha để gia tăng hoạt động oxy hóa các axit béo và tổng hợp enzyme LPL giúp đào thải nhanh chóng lipoprotein giàu glycerid. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này có tác dụng tăng nồng độ HDL Cholesterol.

 Những người bị bệnh thận, mật và gan không nên sử dụng nhóm thuốc này để hạ mỡ máu. Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là táo bón, tiêu chảy, đau đầu, đau bụng, chóng mặt…Đặc biệt, khi sử dụng chung nhóm thuốc Fibrate và Statin với nhau có thể gây ra các vấn đề về cơ.

Nhóm thuốc hạ mỡ máu axit béo Omega-3 

Loại thuốc hạ mỡ máu thuộc nhóm axit béo Omega-3 thường thấy là Lovaza. Thuốc hướng đến việc điều chỉnh chỉ số triglyceride về mức bình thường cho phép. Thuốc này có tác dụng phụ như đau lưng, ợ hơi, đau bụng, phát ban, tăng nguy cơ nhiễm trùng và một số triệu chứng như mắc cúm.

Nhóm thuốc hạ mỡ máu Niacin

Thuốc hạ mỡ máu nhóm Niacin gồm Niacor, Niaspan, Slo-niacin…Nhóm thuốc điều trị mỡ máu Niacin có tác dụng tăng HDL Cholesterol và giảm LDL Cholesterol, giảm Triglyceride từ đó cân bằng lại tỉ lệ mỡ máu trong gan, máu. Người bị tiểu đường không dùng nhóm thuốc này để hạ mỡ máu. Tác dụng phụ thường thấy của nhóm thuốc này là đỏ da vùng mặt cổ, ngứa chân, nôn mửa, tiêu chảy, vàng mắt, vàng da, men gan tăng, loét dạ dày.

Chất ức chế PCSK9

Hai loại thuốc được phê duyệt sử dụng hạ mỡ máu có chứa chất ức chế PCSK9 là Praluent và Repatha - cả hai đều là thuốc dạng tiêm. Hai loại thuốc này đều có tác dụng trong việc giảm Cholesterol nhờ đánh vào một loại protein là proprotein convertase subtilisin kexin 9- làm nó không còn hoạt động được nữa. 

Loại Protein này có tác dụng ngăn chặn các thụ thể giảm LDL Cholesterol ở gan, khi protein này không hoạt động, các thụ thể sẽ được tự do loại bỏ mỡ xấu khỏi máu và gan. Cuối cùng là giúp cơ thể giảm mỡ máu. Nhóm thuốc này có tác dụng phụ như ngứa, đau và sưng vị trí tiêm, gây mất tập trung, đau lưng, dị ứng mẩn đỏ da, cảm cúm.

mo-mau-cao-uong-gi-de-tot-cho-suc-khoe

Thuốc hạ mỡ máu Praluent và Repatha là thuốc dạng tiêm

►Tìm mua Hamomax chính hãng, bạn hãy xem TẠI ĐÂY

Mỡ máu cao uống nước ép hoa quả, rau xanh

Bên cạnh việc sử dụng  thuốc Tây điều trị mỡ máu cao thì bị mỡ máu cao uống thuốc gì? Đó là những loại nước ép từ hoa quả và rau xanh. Trong hoa quả và rau xanh chứa rất nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa rất tốt cho người mắc bệnh mỡ máu. Chất xơ giúp hạn chế hấp thu cholesterol trong khi đó vitamin và các chất chống oxy hóa lại giúp tế bào trong cơ thể khỏe hơn, từ đó dẫn đến việc các chức năng cơ thể hoạt động tốt hơn.

Hãy tham khảo những loại nước ép hoa quả và rau xanh dưới đây, đưa chúng vào thực đơn hàng ngày để cải thiện các chỉ số mỡ máu:

Nước ép bông cải xanh

Bông cải xanh là siêu thực phẩm với nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể như kiểm soát tiểu đường,hỗ trợ tiêu hóa, chống lão hóa, chống ung thư. 

Trong bông cải xanh có Glucoraphanin cao gấp 2,3 lần các loại rau củ khác. Chất này có tác dụng tái tạo quá trình chuyển hóa tế bào, giúp quá trình chuyển hóa Cholesterol dư thừa diễn ra nhanh chóng, trơn tru hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bông cải xanh có thể giúp giảm 6% lượng Cholesterol trong cơ thể chỉ với việc tiêu thụ 400g/ tuần.

mo-mau-cao-uong-gi-de-tot-cho-suc-khoe

                        Mỡ máu cao  uống nước ép bông cải xanh

Nước ép bông cải xanh chính là đáp án số 1 cho câu hỏi mỡ máu cao thì uống gì tốt, là thực phẩm hàng đầu cần được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của người bị mỡ máu.

Nước ép cam

Trong cam có chứa Hesperidin - loại polyphenol thuộc nhóm flavonoid, còn được gọi là vitamin P. Chất này có tác dụng tăng sức bền mao mạch, cải thiện lưu lượng máu, cải thiện chỉ số Cholesterol trong máu, giảm mỡ trung tính trong máu, chống dị ứng…Hesperidin còn có tác dụng chống oxy hóa cao và giảm huyết áp rất tốt nên có hiệu quả lớn trong việc phòng chống nguy cơ bệnh tim mạch.

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí “ "Biomedical Environmental Science" (2008), nước ép cam đã được khẳng định hiệu quả trong việc tăng HDL Cholesterol và giảm LDL Cholesterol.

Nước tảo spirulina 

Tảo Spirulina là thực phẩm cũng là thuốc chữa bệnh cực tốt cho sức khỏe. Trong tảo Spirulina có nhiều iốt và magie - hai chất có tác dụng ngăn ngừa việc hình thành các mảng Cholesterol ở thành mạch máu. Đặc biệt, trong tảo Spirulina cũng có nhiều Laminaria Polysaccharide có khả năng giảm Cholesterol toàn phần, giảm triglyceride.

Nước ép dưa hấu

Trong dưa hấu có rất nhiều Vitamin C và Beta-carotene với tác dụng rất tốt trong việc giảm lượng Cholesterol xấu. Ngoài ra, dưa hấu cũng chứa nhiều Lycopene và phytochemical chống oxy hóa tốt, chống lại bệnh tim mạch.

Đại học bang Florida (Mỹ) đã có nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung 4000mg L-Citrulline - axit amin trong dưa hấu trong 6 tuần sẽ giảm được huyết áp. Loại axit amin này giúp sản sinh oxit nitric giúp mạch máu giãn nở tốt hơn, tăng cường lưu thông máu tốt.

Nước lựu ép

Nước lựu ép là thức uống lý tưởng giúp giải đáp câu hỏi uống gì để giảm mỡ máu cao. Theo Cơ quan Dịch vụ Y tế Anh, nước ép lựu có khả năng giảm Cholesterol, giảm dấu hiệu bệnh tim, trong đó có tăng huyết áp. Nước ép lựu có thể chống việc hình thành mảng bám Cholesterol trong thành mạch máu. Lựu chứa nhiều chất oxy hóa giúp bảo vệ nội mạc động mạch.

mo-mau-cao-uong-gi-de-tot-cho-suc-khoe


                                                              Nước ép lựu giúp hạ mỡ máu rất tốt

Bên cạnh đó, lựu còn được chứng minh khả năng giảm triglyceride và nhiều chất béo khác trong máu. Đồng thời, lựu còn có tác dụng tăng cường HDL Cholesterol giúp phòng chống các bệnh, biến chứng tim mạch.

Nước ép rau diếp cá

Là loại thảo dược được sử dụng để điều trị một số bệnh như ho, sốt, trĩ…từ rất lâu trước đây, nước rau diếp cá ép chính là loại nước giúp bạn trả lời câu hỏi bị mỡ máu cao thì uống gì. Trong cây diếp cá có chứa hàm lượng lớn Cellulose- chất xơ có khả năng khử mỡ, giảm cholesterol trong máu rất tốt.

Nước ép táo

Hàm lượng chất xơ hòa tan trong táo cực cao. Chất xơ lại có tác dụng hạn chế hấp thu và loại bỏ cholesterol dư thừa trong cơ thể nên việc uống nước ép táo rất tốt với người bị mỡ máu. Bên cạnh đó, táo còn giúp phân hủy axit axetic làm ngăn sự dị hóa của mỡ trong máu. Nước ép táo ngon, ngọt, dễ uống là lựa chọn tốt nhất cho những ai đang tìm xem bị mỡ máu cao uống gì.

Nước râu ngô

Trong nước râu ngô có nhiều Vitamin như K, A, C, B1, B5…cùng các loại dầu béo, vi chất như Kali, Canxi và tinh dầu nên là thức uống rất dinh dưỡng. Nước râu ngô thường được sử dụng để hạ nhiệt, làm mát cơ thể và lợi tiểu, và thường được dùng nhiều nhất vào mùa hè. 

Phổ biến là vậy nhưng rất ít người biết râu ngô còn có tác dụng giảm Cholesterol và phòng tránh các bệnh về tim mạch. Trong râu ngô còn có rất nhiều phytosterol - có tác dụng ngăn hấp thu cholesterol, phòng chống hình thành xơ vữa mạch máu, ngăn ngừa tăng mỡ máu, phòng bệnh gan nhiễm mỡ và huyết áp cao.

►Tìm mua nhà thuốc uy tín bán Hamomax, xem TẠI ĐÂY

Nước ép cà chua

Trong cà chua có nhiều chất cơ và niacin. Chất xơ có tác dụng bào mòn LDL Cholesterol, Niacin làm giảm nồng độ Cholesterol trong máu. Cả hai điều này đều được chỉ ra trong một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí British Journal of Nutrition. Theo đó, 300ml nước ép cà chua hoặc ăn 30mg sốt cà chua mỗi ngày giúp cholesterol tổng thể trong máu giảm một cách đáng kể.

Nước ép nho tím

Vỏ nho tím có chứa resveratrol - cấu trúc giống estrogen ở người, tác dụng lớn trong việc giảm mỡ máu và bảo vệ thành mạch. Trong nho tím cũng chứa nhiều flavonoid giúp ức chế hoạt hóa tiểu cầu, giảm hình thành máu đông máu cục, cải thiện chức năng nội mô …tất cả đều giúp phòng chống nguy cơ đột quỵ não.

Mỡ máu cao uống thảo dược tự nhiên

Nhóm thức uống thức 3 thuộc đáp án cho câu hỏi mỡ máu cao uống gì là những thức uống từ thảo dược thiên nhiên. Với tác dụng hạ mỡ máu tốt lại không gây tác dụng phụ như Tây dược, nhiều chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao. 

Trà lá sen

Lá sen hay hà diệp ngoài công dụng an thần, chống co thắt cơ trơn, chữa chảy máu cam, chữa tiêu chảy, thanh nhiệt và trị sốt xuất huyết…thì còn có tác dụng tốt trong việc giảm máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong lá sen chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng tăng nhanh trao đổi chất, hạn chế hấp thu lipid và glucid, giảm cholesterol xấu, giảm triglyceride và chống oxy hóa tốt…từ đó phòng chống nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch…

mo-mau-cao-uong-gi-de-tot-cho-suc-khoe

             Lá sen khô giúp giảm mỡ máu, thanh nhiệt giải độc rất tốt.

 Xem thêm: CÁCH UỐNG LÁ SEN KHÔ GIẢM MỠ MÁU HIỆU QUẢ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Táo mèo

Táo mèo/sơn tra có tác dụng giải khát, làm đẹp, giải độc đồng thời là giảm béo, chống tăng huyết áp. Táo mèo cũng rất tốt cho tim mạch. Việc sử dụng táo đỏ để pha trà uống hàng ngày giúp đưa các dẫn xuất triterpen và axit hữu cơ trong táo đỏ vào cơ thể liên tục, giúp các chỉ số mỡ máu và mỡ gan giảm nhanh hơn.

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là dược liệu chữa mỡ máu cao được sử dụng rất phổ biến. Các hoạt chất saponin trong giảo cổ lam có tác dụng rất lớn giúp giảm mỡ máu, chất này liên kết với lipid xấu và kéo chúng vào quá trình chuyển hóa cholesterol thừa thành năng lượng. Đồng thời, chất này cũng có tác dụng giảm hình thành xơ vữa mạch máu, giảm độ nhớt của máu, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu. Tất cả giúp phòng chống các bệnh về tim mạch.

►Xem thêm: CÂY GIẢO CỔ LAM – THẢO DƯỢC "TRƯỜNG SINH" ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Nần nghệ

Nần nghệ là thảo dược quý được người Dao sử dụng từ rất lâu trước đây để chữa bệnh “bụng to” và chống viêm. Trong nần nghệ chứa lượng lớn hoạt chất saponin có tác dụng hạ mỡ dư thừa, điều hòa nhịp tim, ổn định chỉ số huyết áp và phòng chống xơ vữa mạch máu, các bệnh tim mạch và đột quỵ não. Nần nghệ dạng khô có thể sử dụng để sắc nước uống hoặc pha trà. Đây là phương pháp giảm mỡ máu hiệu quả, đáp án tốt nhất cho câu hỏi mỡ máu cao uống gì.

mo-mau-cao-uong-gi-de-tot-cho-suc-khoe

                 Uống nần nghệ giúp hạ mỡ máu, gan nhiễm mỡ, ổn định huyết áp 

► Xem thêm: CÂY NẦN NGHỆ (NẦN VÀNG) KHẮC TINH BỆNH MỠ MÁU, GAN NHIỄM MỠ, HUYẾT ÁP CAO

Trà Atiso

Nhiều người mắc bệnh lý về gan khiến gan hoạt động kém, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của gan khiến cho cholesterol tăng cao gây ra bệnh mỡ máu. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt chất trong atiso có tác dụng giảm hấp thu Cholesterol, kích thích hoạt động của gan, gián tiếp làm giảm nồng độ Cholesterol xấu, ngăn mỡ thừa tích tụ tại gan. 

Dâu tằm

Lá dâu tằm có tác dụng giảm độ nhớt của máu nên có hiệu quả tốt trong việc giảm tắc nghẽn máu do máu nhiễm mỡ gây ra. Lá dâu tằm thường được nấu trực tiếp với nước hoặc phơi khô và pha như trà uống hàng ngày.

Trà xạ đen

Xạ đen được trồng nhiều ở các vùng núi thuộc tỉnh Hòa Bình, được ứng dụng làm thành phần của nhiều bài thuốc chữa ung thư, mỡ máu, mỡ gan. Trong xạ đen có nhiều hoạt chất quý, có lợi cho quá trình hạ mỡ máu, chống oxy hóa, phòng xơ vữa động mạch như flavonoid, saponin, triterpenoid…Lá xạ đen có thể đun trực tiếp với nước hoặc hãm như hãm trà mạn và uống hàng ngày.

Hà thủ ô

Trong hà thủ ô có lecithin, emodin, rhein, chrysophanol…đều là hoạt chất giúp ngăn mỡ xấu bám vào thành mạch, giảm mỡ trong máu rất tốt. Hà thủ ô thường được sử dụng chung với thảo dược khác để nâng cao hiệu quả. Ví dụ nấu 15g mỗi loại: hà thủ ô, thảo quyết minh, hổ trượng, sơn tra, lá sen, trà xanh và linh chi lấy nước uống hàng ngày.

Trà gừng

Trong gừng có gingerol có tác dụng phân hủy chất béo rất tốt nên đặc biệt thích cho người mắc bệnh mỡ máu cao. Nếu bạn đang muốn biết bị mỡ máu cao nên uống gì vừa đơn giản lại dễ kiếm thì trà gừng chính là lựa chọn tốt nhất.

Mỡ máu cao uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax 

Bên cạnh việc sử dụng thảo dược tự nhiên không qua bào chế thì người bị bệnh mỡ máu cao có thể uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax quét sạch mỡ máu, bảo vệ thành mạch.

Hamomax có chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên, đặc biệt là thảo dược quý nần nghệ với tác dụng cao trong việc giảm mỡ thừa trong máu, mỡ trong nội tạng, ổn định huyết áp từ đó ngăn chặn nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm của bệnh này như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não. Hàm lượng Saponin cao từ các thành phần nần nghệ, giảo cổ lam, lá đỏ ngọn, nụ hoa hòe của Hamomax có tác dụng:

  • Ngăn Cholesterol xấu tăng cao, giảm nồng độ triglyceride, tăng HDL Cholesterol

  • Thúc đẩy hoạt động của gan, bào mòn mỡ bám quanh gan và các mảng xơ vữa trong mạch máu cũng như máu đông, máu cục di chuyển tự do trong lòng mạch

  • Tăng tính bền của thành mạch

Từ đó, Hamomax gián tiếp cân bằng lại các chỉ số mỡ máu cũng như ổn định lại số đo huyết áp. Ngoài ra, sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax còn giúp người bệnh nhanh chóng giảm các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, ăn không ngon, vàng da, vàng mắt, tim đập nhanh…

mo-mau-cao-uong-gi-de-tot-cho-suc-khoe

Hamomax là kết quả nghiên cứu thảo dược trên 40 năm, đã được kiểm chứng lâm sàng trên người. Sản phẩm nhận được nhiều sự khẳng định của các chuyên gia trong ngành. Hamomax được 25.000 khách hàng yêu thích và tin dùng suốt 13 năm có mặt trên thị thường. 

 ►Xem thêm: TẠI SAO HAMOMAX ĐƯỢC 25.000 KHÁCH HÀNG YÊU THÍCH, TIN DÙNG

Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang giúp người bệnh thuận tiện sử dụng và dễ dàng hấp thu các thành phần có trong Hamomax. Sản phẩm đang được bày bán tại tất cả các nhà thuốc trên cả nước. 

Mỡ máu cao uống gì tốt, uống gì để giảm mỡ máu nhanh chóng chắc các bạn cũng đã nắm được. Hãy kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để có thể khống chế hiệu quả nhất các chỉ số mỡ máu trong cơ thể. 

Liên hệ ngay tới Hotline 091 93 94 000 để đội ngũ dược sĩ của Hamomax hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về sản phẩm của chúng tôi nhanh chóng và chính xác nhất!

►Tìm mua nhà thuốc uy tín bán Hamomax, xem TẠI ĐÂY

La-do-ngon-Thanh- nganh-duoc-lieu-quy-hiem-doi-voi-suc-khoe                  La-do-ngon-Thanh- nganh-duoc-lieu-quy-hiem-doi-voi-suc-khoe    

Tư vấn sức khỏe

Chính sách mua hàng
thông tin sản phẩm
Chương trình tri ân khách hàng Tết Nguyên Đán
câu hỏi thường gặp

- Dùng 2 viên/ lần, ngày 2 lần. Uống sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng. - Nên dùng đủ 1 liệu trình 2-3 tháng để có kết quả tốt nhất. - Nên uống sau bữa sáng và bữa tối để bảo vệ bạn tối ưu suốt 24 giờ mỗi ngày.

– Người bị mỡ máu cao: Từ 5,2-10mml/L dùng 4-8 hộp; Từ >10mml/L dùng 8-12 hộp. – Người bị gan nhiễm mỡ: Độ 1 dùng 4-6 hộp; Độ 2 dùng 6-8 hộp; Độ 3 dùng 8-12 hộp. – Người bị cao huyết áp: Dùng 4 - 8 hộp trong tháng đầu tiên, những tháng sau dùng 2 hộp/tháng

Sản phẩm Hamomax được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, hoặc có thể mua hàng trực tiếp tại: https://www.hamomax.com.vn/

Hoàn toàn được vì đây là sản phẩm TPBVSK có tác dụng hỗ trợ được chiết suất từ thảo dược tự nhiên, không phải là thuốc điều trị nên không gây tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc.

giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!