Bật mí 5 thảo dược giảm mỡ máu bạn không thể bỏ qua
Sử dụng thảo dược giảm mỡ máu là giải pháp an toàn và hiệu quả được nhiều người bệnh mỡ máu cao áp dụng. Vậy, nên sử dụng thảo dược nào là tốt nhất? Bài viết của Hamomax sẽ giới thiệu cho bạn đọc 5 loại thảo dược sử dụng trong điều trị bệnh mỡ máu và được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Sử dụng thảo dược giảm mỡ máu an toàn và hiệu quả
Bệnh mỡ máu cao là một dạng bệnh rối loạn chuyển hoá lipid trong cơ thể, khiến nồng độ các thành phần mỡ xấu tăng cao quá mức cho phép. Để đưa các chỉ số mỡ máu về ngưỡng cân bằng và tránh những ảnh hưởng do bệnh gây ra, nhiều người bệnh đã tìm đến các phương pháp chữa mỡ máu cao bằng thảo dược thiên nhiên.
Bật mí 5 loại thảo dược giảm mỡ máu an toàn và hiệu quả
Sử dụng thảo dược chữa bệnh mỡ máu đã được dân gian áp dụng từ lâu và đem lại hiệu quả tốt. Đồng thời, các dược liệu này có ưu điểm lớn là an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
Dưới đây là một số loại thảo dược được các chuyên gia khuyên dùng cho tình trạng mỡ máu cao:
Nần nghệ
Sử dụng nần nghệ trong điều trị bệnh mỡ máu được chuyên gia đánh giá cao
Nần nghệ là một thảo dược giảm mỡ máu vô cùng hiệu quả và được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng cho người bệnh mỡ máu cao. Đặc biệt, nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong 40 năm cũng đã chứng minh tác dụng của nần nghệ trong điều trị bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ và tăng huyết áp.
Trong thành phần của nần nghệ chứa hàm lượng Saponin cao. Khi vào cơ thể, Saponin sẽ giúp ngăn ngừa sự hấp thu cholesterol máu, làm giảm các thành phần mỡ máu xấu và làm sạch mạch máu. Từ đó, giúp giảm mỡ máu, giảm mỡ gan và bình ổn huyết áp.
Để sử dụng nần nghệ chữa mỡ máu mức độ nhẹ, bạn hãy chuẩn bị khoảng 15g củ nần nghệ đã được xử lý (vệ sinh, thái lát, phơi khô, sao). Đem nần nghệ sắc cùng với 500ml, đến khi nước trong nồi chỉ còn khoảng 300ml nước thì dùng. Chắt lấy nước uống trong ngày.
Tuy nhiên, bạn không nên tự chế biến nần nghệ vì trong củ chứa nhiều thành phần gây kích ứng nếu không chế biến đúng quy trình.
Giảo cổ lam
Giảo cổ lam là vị thuốc thảo dược quen thuộc trong dân gian với tác dụng làm mát gan, tăng cường chức năng gan, hạ mỡ máu… Đặc biệt, nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh được tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả của loài thảo dược này.
Giảo cổ lam giúp giảm mỡ máu rất tốt
Theo đó vào năm 1999, GS. Pham Thanh Kỳ cùng nhóm nghiên cứu đã công bố những tác dụng của giảo cổ lam trong việc làm giảm cholesterol máu. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng giảo cổ lam trong 30 ngày giúp làm giảm cholesterol toàn phần tới 71% so với nhóm không sử dụng.
Năm 2005, một nghiên cứu khác của trường Đại học Sydney (Úc) đã khẳng định tác dụng hiệu quả của giảo cổ lam đối với các chỉ số mỡ máu như:
Làm giảm 44% Cholesterol toàn phần
Làm giảm 35% LDL-cholesterol
Làm giảm 85% Triglyceride
Đặc biệt, tác dụng giảm mỡ máu của giảo cổ lam tương đương với thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin thường được sử dụng trong điều trị bệnh.
Bạn có thể sử dụng giảo cổ lam trị mỡ máu ở dạng lá tươi, lá khô, trà, bột, cao khô hoặc các sản phẩm có thành phần giảo cổ lam. Trong đó, cách đơn giản nhất là sử dụng lá giảo cổ lam khô hãm thành trà và uống hàng ngày. Nên sử dụng trà giảo cổ làm vào buổi sáng và đầu buổi chiều để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.
Lá đỏ ngọn
Trong thành phần của lá đỏ ngọn chứa nhiều hoạt chất Tanin và Flavonoid, có tác dụng chống oxy hoá và hạ mỡ máu rất tốt. Đặc biệt, theo nghiên cứu khoa học của Thạc sĩ Bùi Văn Bình cho thấy, lá đỏ ngọn chứa phytosterol giúp ức chế hấp thu cholesterol tại ruột, giảm mỡ máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả.
Để sử dụng lá đỏ ngọn chữa bệnh mỡ máu, bạn hãy hãm lá với nước sôi và chắt lấy nước uống như trà.
Lá đỏ ngọn
Lá sen
Sử dụng lá sen trị mỡ máu là cách làm được dân gian áp dụng từ lâu. Trong y học cổ truyền, lá sen có vị đắng, tình bình và có tác dụng thăng thanh tán ứ, thanh thử hành thuỷ. Chuyên dùng để chữa phù thũng, nôn ra máu, máu cam,…
Đặc biệt, lá sen còn được dùng để chữa bệnh mỡ máu cao. Việc sử dụng lá sen có tác dụng tăng cường quá trình đào thải độc tố và giảm mỡ thừa cho cơ thể.
Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong lá sen chứa nhiều hoạt chất tanin, alcaloid và vitamin C. Chiết xuất lá sen được sử dụng rộng rãi trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe với công dụng chống béo phì, giảm sự tích tụ chất béo, bảo vệ gan và cải thiện tình các chỉ số mỡ máu.
Lá sen giảm mỡ máu
Khi có tình trạng mỡ máu cao, bạn hãy sử dụng lá sen tươi hoặc lá sen khô để sắc lấy nước uống hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp lá sen cùng với các vị thuốc thảo dược khác để tạo thành bài thuốc nam giảm mỡ máu hiệu quả.
Bài thuốc 1: 660 gam lá sen khô, 10 gam sơn tra sống, 60 gam lá trà, 15 gam vỏ quất, 15 gam hoa sinh diệp, 10 gam sinh ý mễ. Tất cả dược liệu nghiền thành bột, sau đó hoà tan trong nước sôi để uống thay trà hàng ngày.
Bài thuốc 2: Lấy lá sen tươi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi cùng nước. Sau đó sử dụng nước lá sen này để nấu cháo cùng với 100g gạo và thêm một chút đường phèn.
Lá tía tô
Trong thành phần của lá tía tô chứa hoạt chất alpha-linolenic. Đây là một hoạt chất có lợi với người bệnh mỡ máu nhờ công dụng giảm cholesterol và triglyceride hiệu quả. Đồng thời, các chất chống oxy hóa trong lá tía tô có thể tăng cường bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.
Hàm lượng chất xơ của lá tía tô cùng góp phần làm giảm sự hấp thu chất béo từ trong ruột vào máu sau bữa ăn. Ngăn ngừa tình trạng mỡ máu tăng cao đột ngột làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Từ lâu dân gian sử dụng lá tía tô để giảm mỡ máu
Chính vì vậy, đây là một vị thuốc thảo dược an toàn và lành tính được nhiều người bệnh áp dụng. Để chữa bệnh mỡ máu cao bằng lá tía tô, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Cách 1: Sử dụng lá tía tô tươi
Chuẩn bị nguyên liệu:
100g lá tía tô
Muối
Nước lọc
Cách làm và sử dụng:
Ngâm lá tía tô tươi với nước để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất. Rửa lại với nước cho sạch.
Đun sôi 1 lít nước. Khi nước sôi thì cho lá tía tô vào, để lửa nhỏ và đun thêm khoảng 5 – 10 phút nữa thì tắt bếp.
Đợi nước nguội bớt thì chắt nước ra và uống hàng ngày.
Lưu ý: Bạn có thể kết hợp lá tía tô cùng với cam thảo và gừng tươi để bài thuốc phát huy tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả hơn.
Cách 2: Dùng bột lá tía tô
Chuẩn bị nguyên liệu:
Bột lá tía tô: 2 thìa cà phê
Nước sôi: 500ml
Cách làm và sử dụng:
Pha bột lá tía tô cùng với nước sôi. Khuấy đều cho tan và uống nước khi còn ấm.
Cách 3: Dùng lá tía tô kết hợp với mật ong
Chuẩn bị nguyên liệu:
Lá tía tô tươi: 100g
Muối
Mật ong
Nước lọc
Cách làm và sử dụng:
Ngâm lá tía tô tươi với nước để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất. Rửa lại với nước cho sạch.
Đun sôi 1 lít nước. Sau khi nước sôi thì cho lá tía tô vào đun thêm 5 – 10 phút thì tắt bếp. Chắt lấy nước lá tía tô.
Hoà 1 – 2 thìa mật ong vào nước lá tía tô, khuấy đều vào thưởng thức. Mỗi ngày bạn nên sử dụng 500ml nước tía tô – mật ong để cho tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng thảo dược giảm mỡ máu
Mặc dù sử dụng các thảo dược giảm mỡ máu khá an toàn và lành tính. Tuy nhiên, để thực sự đạt hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng thì bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Sử dụng những thảo dược đã được nghiên cứu
Bạn nên sử dụng những loại dược liệu đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng rõ ràng về tác dụng cũng như cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chọn nguồn dược liệu đảm bảo chất lượng
Lựa chọn nguồn dược liệu đảm bảo chất lượng là yếu tố đầu tiên giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả và an toàn nhất. Bạn nên sử dụng những dược liệu đảm bảo chất lượng, không chăm bón quá nhiều bằng hoá chất hay chứa nhiều chất bảo quản gây hại tới sức khoẻ.
Tốt nhất, bạn nên chọn nhưng đơn vị cung cấp dược liệu uy tín, đã qua kiểm nghiệm và được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y Tế.
Sử dụng đúng liều lượng và thời điểm
Khi sử dụng các thảo dược giảm mỡ máu, bạn nên chú ý đến liều lượng và thời điểm sử dụng. Không nên sử dụng quá liều và sai thời điểm dùng bởi việc làm này có thể gây nhiều tổn hại tới sức khoẻ.
Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào để điều trị bệnh, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để biết cách sử dụng đúng.
Đảm bảo quá trình chế biến thảo dược
Quá trình đun, nấu, sắc thuốc có thể khiến cho dược chất trong thảo dược bị giảm/mất đi. Do đó, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn chế biến thuốc thảo dược để đảm bảo quá trình chế biến đúng.
Ngoài ra, khi phối hợp các dược liệu thì cần cân nhắc lựa chọn những dược liệu phù hợp. Nhiều dược liệu khi phối hợp với nhau có thể sinh ra chất độc hoặc nhiều tác dụng phụ khác. Do đó, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc nếu bạn muốn phối hợp nhiều loại thảo dược với nhau.
Hamomax – Sự lựa chọn tối ưu từ thảo dược cho người bệnh mỡ máu cao
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người bệnh không có nhiều thời gian để chuẩn bị và chế biến các bài thuốc từ thảo dược. Đồng thời, công đoạn chế biến thuốc như đun, nấu, sắc có thể làm giảm hàm lượng hoạt chất.
Thấu hiểu điều này, Công ty Cổ phần Dược Khoa kết hợp với chuyên gia trường Đại Học Dược Hà Nội đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Hamomax.
Hamomax được nhiều người bệnh mỡ máu tin tưởng sử dụng
Hamomax là sản phẩm có sự kết hợp của các thảo dược giảm mỡ máu hiệu quả như giảo cổ lam, nần nghệ, lá đỏ ngọn, nụ hoa hoè. Mang đến tác dụng tốt trong việc làm giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu (LDL), giảm triglyceride và tăng cholesterol tốt (HDL) trong máu. Đồng thời, hỗ trợ giảm mỡ gan, làm tăng sức bền thành mạch và bình ổn huyết áp.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hamomax đã được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đạt hiệu quả tốt đối với bệnh mỡ máu cao. Được người bệnh đón nhận và các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Đặc biệt, Hamomax đã có mặt trên thị trường được 10 năm (từ 2012), khẳng định chất lượng và sự tin dùng trên thị trường.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về thảo dược giảm mỡ máu hay sản phẩm Hamomax, bạn đọc hãy liên hệ ngay đến hotline: 091 93 94 000 để nhận sự tư vấn, hỗ trợ từ chuyên gia nhé!