Giỏ hàng

Hamomax chia sẻ chi tiết về triệu chứng mỡ máu cao và cách điều trị hiệu quả


Tác giả: Nguyễn Thủy

Nắm rõ các triệu chứng mỡ máu cao sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm, từ đó có giải pháp điều trị kịp thời. Đặc biệt là khi bệnh diễn biến âm thầm với các triệu chứng không rõ rệt khiến người mắc phải khó phát hiện ra. Vậy, bệnh mỡ máu có triệu chứng gì? Cùng Hamomax tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!

Bệnh mỡ máu cao có triệu chứng gì?

Bệnh mỡ máu là bệnh gì? Các chỉ số mỡ máu bất thường cảnh báo bệnh

Bệnh mỡ máu có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào và đang có xu hướng phổ biến ở giới trẻ. Nếu bệnh không được phát hiện và kiểm soát tốt, tình trạng mỡ máu cao sẽ ngày càng nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ.

Mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu cao là tình trạng các chỉ số mỡ máu vượt quá mức giới hạn cho phép, dẫn tới rối loạn chức năng chuyển hoá lipid trong máu. Trong đó, có 4 chỉ số mỡ máu quan trọng là cholesterol toàn phần, LDL cholesterol (mỡ xấu), HDL cholesterol (mỡ tốt) và triglyceride.

Bệnh mỡ máu xuất hiện khi có tình trạng tăng cao bất thường lượng mỡ xấu gây hại và giảm thành phần mỡ tốt cho cơ thể. Cụ thể:

  • Tăng cholesterol toàn phần

  • Tăng LDL cholesterol 

  • Tăng triglyceride

  • Giảm HDL cholesterol

Các chỉ số mỡ máu bất thường cảnh báo bệnh

Ở nhiều người, tình trạng mỡ máu cao diễn biến âm thầm và không gây ra triệu chứng rõ rệt. Khi đó, phương pháp phát hiện bệnh chủ yếu là thông qua đánh giá các chỉ số mỡ máu. 

Cholesterol toàn phần

  • Chỉ số bình thường: <200 mg/dL (5,1 mmol/L) 

  • Mức cần chú ý:  200 - 239 mg/dL (5,1 - 6,2 mmol/L)

  • Mức cao: > 240 mg/dL (6,2 mmol/L)

Triglyceride

  • Chỉ số bình thường: < 100 mg/dL (1,7 mmol/L)

  • Mức gây hại cho cơ thể: > 200 mg/dL (2 mmol/L)

LDL cholesterol

  • Chỉ số bình thường: <130 mg/dL (<3,3 mmol/L)

  • Mức gây hại cho cơ thể: > 160 mg/dL (>4.1mmol/L)

HDL cholesterol

  • Mức bình thường: > 50 mg/dL  (>1.3mmol/L)

  • Mức gây hại cho cơ thể: dưới 40 mg/dL (<1 mmol/L)

Cảnh báo triệu chứng mỡ máu cao

Nhiều người băn khoăn không biết mỡ máu cao gây triệu chứng gì? Hầu hết những trường hợp có mỡ máu cao đều không có nhiều triệu chứng hay biểu hiện rõ rệt. Thông thường, bệnh được chẩn đoán khẳng định thông qua đánh giá các chỉ số mỡ máu. 

Tuy nhiên, có một số triệu chứng của bệnh mỡ máu cao trên lâm sàng mà bạn nên lưu ý như:

Huyết áp rối loạn và không ổn định

Huyết áp bị rối loạn và không ổn định là một trong những triệu chứng bệnh mỡ máu thường gặp. Người bệnh luôn cảm có cảm giác choáng váng, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi và huyết áp không được ổn định. 

Đối với người trưởng thành, huyết áp bình thường sẽ ổn định ở mức dưới 120/80 mmHg. Nếu bạn thấy huyết áp của mình thường xuyên thay đổi, không ổn định và đặc biệt là tăng cao thì nên đi thăm khám ngay.

trieu-chung-gan-nhiem-mo

Huyết áp không ổn định là triệu chứng mỡ trong máu cao cần lưu ý

Tê bì chân

Tê bì chân là một trong những triệu chứng mỡ trong máu ở mức độ đã xuất hiện biến chứng xơ vữa động mạch. Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mỡ máu bám vào thành mạch và tạo thành các mảng xơ vữa. 

Mảng xơ vữa động mạch ngày một dày lên ảnh hưởng đến sự lưu thông tuần hoàn và làm mạch máu bị tắc nghẽn. Máu không đến được chân sẽ gây tê bì chân, sưng tấy hay đau nhức các khớp ngón chân. Bàn chân cũng dễ bị lạnh hơn do máu lưu thông đến chân kém.

Như vậy, tê bì chân có thể là một trong những triệu chứng bệnh mỡ máu cao cần lưu ý. Khi xuất hiện triệu chứng tăng mỡ máu này ở vùng bàn chân, bạn nên đi khám ngay để sớm xác định bệnh.

trieu-chung-gan-nhiem-mo

Tê bì chân là một triệu chứng máu nhiễm mỡ cao

Đau ngực

Nhiều người gặp tình trạng đau ngực không thường xuyên, xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng có thể tái phát bất cứ lúc nào. Đây có thể là triệu chứng mỡ máu tăng cao.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do lượng mỡ máu cao tích tụ thành các mảng xơ vữa trong động mạch vành. Động mạch vành là động mạch đưa máu nuôi tim nên khi bị tắc nghẽn có thể gây ra các cơn đau thắt ngực.

Người bệnh mỡ máu cho biết, họ có cảm giác bị đè nặng ở trước ngực giống như có ai đó bóp nghẹt. Khi nghỉ ngơi, cơn đau ngực thường có xu hướng thuyên giảm nhưng lại tăng lên khi vận động hay làm việc gắng sức. Cảm giác đau ngực này có thể lan ra vùng hai bên cánh tay, cổ, hàm hoặc hướng ra sau lưng.

Chính vì thế, khi có triệu chứng triệu chứng mỡ trong máu cao như đau thắt ngực, khó chịu vùng ngực, cảm giác bị đè nặng, bóp nghẹt kéo dài từ vài phút đến vài chục phút thì bạn phải đi tới bệnh viện để thăm khám ngay nhé!

trieu-chung-gan-nhiem-mo

Bệnh máu nhiễm mỡ có triệu chứng gì? Cảnh giác với triệu chứng đau thắt ngực

Triệu chứng bất thường khác

Bên cạnh các triệu chứng bệnh mỡ trong máu nói trên, người bệnh còn có thể gặp một loạt biểu hiện bất thường khác. Chẳng hạn như buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, hơi thở nông, đau đầu, mệt mỏi thường xuyên…

 

Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên có thể là triệu chứng của mỡ máu cao

Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh mỡ nhiễm máu này thường mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác khiến người bệnh khó phát hiện ra. Do đó, bạn nên thăm khám và làm xét nghiệm máu định kỳ để sớm phát hiện bệnh.

Cách điều trị hiệu quả bệnh mỡ máu cao

Tuỳ theo từng tình trạng bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Hiện nay, việc điều trị bệnh mỡ máu cao thường kết hợp giữa thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cùng với sử dụng các thuốc giảm mỡ máu.

Thay đổi lối sống

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt khoa học là biện pháp đầu tiên được áp dụng trong điều trị bệnh mỡ máu. 

Lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng mỡ máu

  • Tăng cường ăn rau củ, trái cây giàu chất xơ. Đặc biệt là chất xơ hoà tan có trong các thực phẩm như bột yến mạch, các loại đậu, bắp cải, táo và lê.

  • Bổ sung các thực phẩm giàu omega – 3 như cá thu, cá hồi, cá trích, hạt hạnh nhân và quả óc chó.

  • Giảm lượng chất béo bão hoà từ các loại mỡ động vật, xúc xích, lạp xưởng, gà rán, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh…

  • Hạn chế sử dụng nội tạng động vật như gan, lòng, thận, tim…

Luyện tập thể dục

Các hoạt động luyện tập thể dục, thể thao sẽ giúp cải thiện chỉ số cholesterol trong máu. Đặc biệt, hoạt động thể chất phù hợp sẽ giúp tăng lượng HDL cholesterol. Đây là loại cholesterol tốt với vai trò đưa cholesterol dư thừa trong máu về gan để xử lý và  chuyển hoá.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên luyện tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hoạt động này có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn. Có nhiều loại hình luyện tập mà bạn có thể lựa chọn như:

  • Đi bộ nhanh

  • Đạp xe

  • Chơi một môn thể thao như bơi lội, bóng chuyền, cầu lông…

Sử dụng thuốc giảm mỡ máu

Thuốc giảm mỡ máu thường được sử dụng khi các phương pháp như thay đổi chế độ ăn uống và lối sống không mang lại hiệu quả. Việc lựa chọn thuốc sẽ phụ thuộc vào mức độ triệu chứng mỡ nhiễm máu, tình trạng bệnh cũng như các biến chứng mà bệnh gây ra.

Một số thuốc giảm mỡ máu thường được sử dụng hiện nay như:

Thuốc giảm mỡ máu nhóm statin

Statin là thuốc giảm mỡ máu thường được sử dụng trong các trường hợp mỡ máu tăng cao và có các biến chứng liên quan đến tim mạch. Liều lượng sử dụng thuốc sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Một số thuốc giảm mỡ máu nhóm statin như: Simvastatin, Atorvastatin, Rosuvastatin, Fluvastatin, Lovastatin…Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nhóm thuốc này, bạn cần lưu ý một số tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra. Như tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, mất ngủ, đau đầu…

Niacin ( vitamin B3 )

Niacin có khả năng làm giảm đến 25% lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng 15 – 35% cholesterol tốt (HDL). Thường phối hợp niacin cùng với các thuốc giảm mỡ máu nhóm statin để cho hiệu quả tốt hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý các tác dụng phụ mà niacin có thể gây ra như nổi mẩn ngứa, đỏ bừng da, rối loạn tiêu hoá… Bên cạnh đó, bệnh nhân có viêm loét dạ dày, viêm đại tràng và bệnh gút thì không nên sử dụng niacin.

Thuốc giảm mỡ máu nhóm Fibrat

Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho những người bệnh có tình trạng tăng triglyceride. Có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp thuốc nhóm fibrat với các thuốc trị mỡ máu khác để tăng tác dụng.

Một số thuốc nhóm này thường được sử dụng như fenofibrate, clofibrate, gemfibrozil…

Cần lưu ý tác dụng phụ khi dùng nhóm thuốc fibrat như rối loạn tiêu hoá, viêm cơ, teo cơ, tăng men gan, giảm khả năng tình dục…

Nhựa gắn acid mật

Nhóm thuốc này làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu nhờ quá trình giảm hấp thu và tăng chuyển hoá cholesterol. Các thuốc thường được sử dụng nhóm này là colestipol và cholestyramin.

Có thể thấy, việc sử dụng thuốc tây trong điều trị bệnh mỡ máu cao khiến nhiều người e ngại do nguy cơ gặp các tác dụng phụ. Hiện nay, sử dụng các sản phẩm từ thảo dược ngày càng trở thành xu hướng trong điều trị các bệnh lý mãn tính, đặc biệt là bệnh mỡ máu cao.

Hamomax – Giải pháp từ thảo dược giúp đẩy lùi bệnh mỡ máu cao

trieu-chung-gan-nhiem-mo

Nhiều người bệnh mỡ máu cao tin tưởng lựa chọn Hamomax vì những hiệu quả mà sản phẩm đem lại

Hamomax là một trong những sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên. Bao gồm các dược liệu như nần nghệ, giảo cổ lam, nụ hoa hoè và lá đỏ ngọn. Đây đều là những dược liệu quý, có tác dụng hỗ trợ giảm lượng mỡ xấu, tăng lượng mỡ tốt và hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Sản phẩm là kết quả của công trình nghiên cứu hơn 40 năm của các chuyên gia tại trường Đại học Dược Hà Nội. Đặc biệt, hiệu quả cải thiện tình trạng mỡ máu cao đã được chứng minh thông qua nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. 

>>>Xem thêm: VÌ SAO HAMOMAX HIỆU QUẢ GIẢM MỠ MÁU KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ

>>>Xem thêm: VÌ SAO HAMOMAX QUÉT SẠCH MỠ MÁU, BẢO VỆ THÀNH MẠCH AN TOÀN, HIỆU QUẢ

>>>Xem thêm: TẠI SAO HAMOMAX ĐƯỢC 25.000 KHÁCH HÀNG YÊU THÍCH, TIN DÙNG

Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ về triệu chứng mỡ máu cao và những giải pháp điều trị bệnh được áp dụng hiện nay. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan tới bệnh mỡ máu và các phương pháp điều trị, hãy thông tin ngay đến chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhé! 

La-do-ngon-Thanh- nganh-duoc-lieu-quy-hiem-doi-voi-suc-khoe                  La-do-ngon-Thanh- nganh-duoc-lieu-quy-hiem-doi-voi-suc-khoe    

Tư vấn sức khỏe

Chính sách mua hàng
thông tin sản phẩm
Chương trình tri ân khách hàng Tết Nguyên Đán
câu hỏi thường gặp

- Dùng 2 viên/ lần, ngày 2 lần. Uống sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng. - Nên dùng đủ 1 liệu trình 2-3 tháng để có kết quả tốt nhất. - Nên uống sau bữa sáng và bữa tối để bảo vệ bạn tối ưu suốt 24 giờ mỗi ngày.

– Người bị mỡ máu cao: Từ 5,2-10mml/L dùng 4-8 hộp; Từ >10mml/L dùng 8-12 hộp. – Người bị gan nhiễm mỡ: Độ 1 dùng 4-6 hộp; Độ 2 dùng 6-8 hộp; Độ 3 dùng 8-12 hộp. – Người bị cao huyết áp: Dùng 4 - 8 hộp trong tháng đầu tiên, những tháng sau dùng 2 hộp/tháng

Sản phẩm Hamomax được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, hoặc có thể mua hàng trực tiếp tại: https://www.hamomax.com.vn/

Hoàn toàn được vì đây là sản phẩm TPBVSK có tác dụng hỗ trợ được chiết suất từ thảo dược tự nhiên, không phải là thuốc điều trị nên không gây tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc.

giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!