Giỏ hàng

Cách phục hồi chức năng hậu COVID-19 hiệu quả


Tác giả: Nguyễn Thủy

Mắc Covid-19 không còn xa lạ vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Covid-19 để lại nhiều di chứng về sức khỏe đáng lo ngại. Vậy phục hồi chức năng hậu Covid-19 bằng cách nào giúp cơ thể nhanh hồi phục nhất?

Thực hiện phục hồi chức năng hậu Covid-19 giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe thể chất và khả năng nhận thức là điều vô cùng cần thiết đối với những người đã mắc Covid-19 và chịu ảnh hưởng từ bệnh này.

Thực tế cho thấy, hầu hết những người mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ đều có thể hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, di chứng hậu Covid-19 có thể xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.

 Di chứng hậu Covid-19 và đối tượng cần phục hồi chức năng hậu Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra công bố về định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 như sau: Tình trạng hậu Covid-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh và xuất hiện các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng các chẩn đoán thay thế.

Khi mắc Covid-19 kéo dài sẽ khiến sức khoẻ người bệnh bị suy giảm trong thời gian dài, đồng thời tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc và tham gia các hoạt động cuộc sống, xã hội.

Chưa hết, di chứng hậu Covid-19 còn có thể gây ra các ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần, đồng thời còn gây ra những hậu quả kinh tế cho bản thân, gia đình và cả xã hội.

                                         Di chứng hậu Covid để lại cho người bệnh nhiều triệu chứng nặng nề

Triệu chứng cảnh báo tình trạng hậu Covid-19 xảy ra

Sau khi khỏi bệnh, người bệnh vẫn gặp phải nhiều triệu chứng và di chứng kéo dài như: sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau cơ, đau khớp, rụng tóc, tim đập nhanh hoặc gặp các rối loạn nội tiết. Trong một số trường hợp, người bệnh bị rối loạn tiêu hoá, rối loạn vị giác, khứu giác và phát ban.

Hơn nữa, người bệnh trong giai đoạn hậu Covid-19 cũng có thể gặp các triệu chứng về thần kinh như: rối loạn tâm lý, giảm tập trung, xuất hiện tình trạng lo âu, bồn chồn. Người bệnh còn có thể bị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm.

Các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng não sương mù, đọc chậm, trí nhớ kém và thay đổi tâm trạng thất thường.

Đặc biệt với những người mắc các bệnh nền như: tim mạch, tiểu đường, hô hấp, viêm phổi hoặc tắc nghẽn mãn tính… mắc Covid-19 còn có thể gây ra nhiều tổn thương và khiến các tổn thương vốn có của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

 Phục hồi chức năng sau Covid-19 nhằm mục đích gì?

Phục hồi chức năng được hiểu đơn giản là thực hiện các biện pháp y học và xã hội học với mục đích làm giảm khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người bệnh để người bệnh có thể sớm tái nhập xã hội, có cuộc sống bình thường trở lại.

Thực hiện phục hồi chức năng cho bệnh nhân hậu Covid-19 giúp người bệnh phục hồi thể chất, đồng thời giúp người bệnh tiếp tục các hoạt động bình thường sau khi điều trị tại bệnh viện hoặc sau thời gian cách ly kéo dài.

Quá trình phục hồi chức năng hậu Covid-19 bằng vật lý trị liệu cũng đem lại hiệu quả giúp người bệnh bị suy giảm thể lực tăng sức chịu đựng. Thực hiện vật lý trị liệu cho những người đang hồi phục sau COVID-19 nhằm mục đích:

  • Phục hồi chức năng các cơ.

  • Nhằm giảm khả năng ảnh hưởng bởi sức khỏe tinh thần có thể xảy ra do hạn chế khả năng vận động.

  • Giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Việc phục hồi chức năng hậu Covid-19 cho người bệnh diễn ra đạt kết quả ra sao còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh chăm sóc, quá trình hồi phục của mỗi người.

 Đối tượng nào cần phục hồi chức năng hậu Covid-19?

Thực tế, Covid-19 ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau, trong khi đó những người mắc bệnh nhẹ đến trung bình có thể tự hồi phục và không cần nhận điều trị.

Tuy nhiên, không ít các trường hợp người bệnh mắc Covid-19 phát triển các triệu chứng kéo dài nghiêm trọng từ vài tuần đến vài tháng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: Những người mắc Covid-19 kéo dài cần thực hiện phục hồi chức năng hậu Covid-19 để kiểm soát các tổn thương gồm: Tổn thương phổi, thuyên tắc phổi, tim mạch, đau tim, đột quỵ và mệt mỏi mãn tính.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần gồm: Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, trầm cảm.

phuc-hoi-chuc-nang-hau-covid-19

 Phục hồi chức năng cho bệnh nhân hậu Covid-19

Phục hồi chức năng hậu Covid-19 là một việc vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người bệnh sau khi mắc Covid-19. Cùng tìm hiểu các cách phục hồi chức năng phổi và chức năng nhận thức cho bệnh nhân hậu Covid-19 dưới đây:

 Phục hồi chức năng phổi cho bệnh nhân hậu Covid-19

Bản chất, Covid-19 có thể gây ra các ảnh hưởng lâu dài đến chức năng phổi ở một số người. Đặc biệt đối với một số người mắc các bệnh mãn tính như đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Quá trình thực hiện phục hồi chức năng cho bệnh nhân hậu Covid-19 đặc biệt chức năng phổi có tác dụng hiệu quả như sau:

  • Thực hiện phục hồi chức năng phổi cho người bệnh sau khi khỏi Covid-19 có tác dụng giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó thở.

  • Đồng thời còn giúp cải thiện dung tích phổi cho người bệnh.

  • Có tác dụng quản lý các biến chứng hô hấp.

  • Quan trọng hơn cả, thực hiện phục hồi chức năng phổi cho bệnh nhân hậu Covid-19 còn có tác dụng hỗ trợ giảm các tác động của các triệu chứng hô hấp đến sức khỏe tinh thần.

Cũng như tương tự vật lý trị liệu, việc thực hiện phục hồi chức năng phổi cũng có tác dụng cải thiện sức mạnh và sức bền của cơ bắp và cải thiện nhịp thở tốt hơn.

Bài tập thở mím môi

Thực hiện bài tập thở mím môi có tác dụng giúp đường thở mở lâu hơn, đồng thời tạo điều kiện cho luồng không khí vào và ra khỏi phổi.

Quá trình thực hiện thở mím môi như sau:

  • Người bệnh ngồi thẳng lưng, đây là tư thế tốt có tác dụng thúc đẩy chuyển động của phổi.

  • Sau đó hít thở sâu bằng mũi một cách chậm rãi, có kiểm soát.

  • Mím chặt môi chạm vào nhau.

  • Tiếp đến cần thở ra, thở nhẹ nhàng và thời gian thở ra nên dài gấp đôi thời gian hít vào.

  • Để thuận tiện cho quá trình hít vào thở ra đúng cách với bài tập thở mím môi, người bệnh có thể sử dụng đồng hồ hiển thị giây ở bên cạnh để kiểm tra khi cần thiết.

phuc-hoi-chuc-nang-hau-covid-19

 Bài tập thở bụng (Thở cơ hoành)

Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ cho biết, bài tập thở cơ hoành đem lại hiệu quả giúp cải thiện tốc độ phổi giãn nở và co lại. Việc thở bằng bụng đặc biệt tập trung vào việc tăng cường cơ hoành, có tác dụng cho phép một người hít thở sâu.

Thực hiện bài tập thở bụng như sau:

  • Người bệnh đặt một tay hoặc một vật nhẹ lên bụng.

  • Sau đó cần hít vào từ từ bằng mũi, cần chú bụng phình ra to đến đâu.

  • Tiếp đến thở ra bằng miệng.

  • Thực hiện tiếp tục hít vào bằng mũi, cần cố gắng hít vào hóp bụng lên cao hơn so với lần thở trước.

  • Sau đó thở ra, cần thực hiện mỗi lần thở ra thời gian dài hơn gấp 2 đến 3 lần so với mỗi lần hít vào.

  • Chú ý cần cuộn vai về phía trước và phía sau rồi di chuyển đầu sang hai bên để đảm bảo trong quá trình thực hiện bài tập không gây căng thẳng ở phần trên của cơ thể.

Muốn tăng cường chức năng phổi hậu Covid-19, nên thực hiện thở bằng bụng và thở mím môi với thời gian từ 5 đến 10 phút mỗi ngày.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện bài tập phục hồi chức năng phổi hậu Covid-19:

  • Lựa chọn môi trường tập thoáng mát.

  • Nên mở cửa sổ giúp thông thoáng phòng.

  • Người tập cần uống nhiều nước, nên uống nước ấm trong thời gian thực hiện bài tập.

  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.

  • Trong thời gian tập nếu gặp các triệu chứng bất thường, mệt, khó thở cần dừng tập để theo dõi cơ thể. Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng có thể liên hệ với cơ quan y tế để nhận tư vấn kịp thời.

 Phục hồi chức năng nhận thức hậu Covid-19

Covid-19 không chỉ tác động đến sức khỏe thể chất mà còn gây ra nhiều tác động tới sức khỏe tinh thần của người bệnh gồm cả hệ thần kinh và não.

Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần người bệnh theo một số cách khác nhau. Những người bệnh Covid-19 sau khi khỏi bệnh có thể gặp một số chấn thương về tâm lý và đây là phản ứng của tình trạng căng thẳng tột độ và khó có thể kiểm soát tình trạng căng thẳng mà người bệnh đang gặp phải.

Thậm chí, đối với một số người, các trường hợp chịu ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng sau khi mắc Covid-19 còn có thể gây ra một số thay đổi trong nhận thức gồm: Suy giảm trí nhớ, thường xuyên xuất hiện cảm giác bồn chồn và lo âu, ngoài ra đây còn là nguyên nhân làm gia tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm.

Đối với những trường hợp mắc Covid-19 chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thậm chí còn có thể gây thay đổi nhận thức của người mắc. Trong khi đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có tới 80% người mắc Covid-19 nghiêm trọng gặp phải cơn mê sảng, có thể gồm ảo giác.

Hiện nay, các bác sĩ vẫn đang tìm hiểu cách tốt nhất nhằm giảm khả năng xảy ra các biến chứng đến sức khỏe tinh thần và phục hồi chức năng hậu Covid-19 cho người bệnh. Liệu pháp phục hồi nhận thức (CRT) có tác dụng giúp quản lý, phục hồi và tăng cường khả năng nhận thức của người bệnh gồm:

  • Rèn luyện trí nhớ, khả năng tập trung.

  • Thực hiện các bài tập tinh thần: Ngồi thiền, các bài tập yoga.

Sau khi mắc Covid-19 thì thực hiện phục hồi chức năng hậu COVID-19 cho người bệnh vô cùng quan trọng điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người mắc bệnh về sau. Vì vậy, mỗi người cần chủ động kiểm tra và theo dõi sức khoẻ của bản thân sau khi mắc Covid-19 để đưa ra các lựa chọn chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khoẻ tinh thần tốt nhất sớm đảm bảo sức khỏe để trở lại cuộc sống.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao bạn nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức Hamomax, bởi trong viên uống Hamomax có chứa các thành phần như: cao rễ nần nghệ, giảo cổ lam, cao lá đỏ ngọn, nụ hoa hòe có tác dụng quét sạch mỡ máu, bảo vệ thành mạch. Sản phẩm đã được hơn 25.000 khách hàng yêu thích, tin dùng như một thói quen hàng ngày trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao. 

>>> Xem thêm: DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN HẬU COVID-19 NHƯ THẾ NÀO CHO HỢP LÝ?

>>>Xem thêm:  PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HẬU COVID-19 CÓ TÁC DỤNG GÌ?

>>>Xem thêm: VÌ SAO HAMOMAX HIỆU QUẢ GIẢM MỠ MÁU KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ

>>>Xem thêm: VÌ SAO HAMOMAX QUÉT SẠCH MỠ MÁU, BẢO VỆ THÀNH MẠCH AN TOÀN, HIỆU QUẢ

>>>Xem thêm: TẠI SAO HAMOMAX ĐƯỢC 25.000 KHÁCH HÀNG YÊU THÍCH, TIN DÙNG

La-do-ngon-Thanh- nganh-duoc-lieu-quy-hiem-doi-voi-suc-khoe                  La-do-ngon-Thanh- nganh-duoc-lieu-quy-hiem-doi-voi-suc-khoe    

Tư vấn sức khỏe

Chính sách mua hàng
thông tin sản phẩm
Chương trình tri ân khách hàng Tết Nguyên Đán
câu hỏi thường gặp

- Dùng 2 viên/ lần, ngày 2 lần. Uống sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng. - Nên dùng đủ 1 liệu trình 2-3 tháng để có kết quả tốt nhất. - Nên uống sau bữa sáng và bữa tối để bảo vệ bạn tối ưu suốt 24 giờ mỗi ngày.

– Người bị mỡ máu cao: Từ 5,2-10mml/L dùng 4-8 hộp; Từ >10mml/L dùng 8-12 hộp. – Người bị gan nhiễm mỡ: Độ 1 dùng 4-6 hộp; Độ 2 dùng 6-8 hộp; Độ 3 dùng 8-12 hộp. – Người bị cao huyết áp: Dùng 4 - 8 hộp trong tháng đầu tiên, những tháng sau dùng 2 hộp/tháng

Sản phẩm Hamomax được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, hoặc có thể mua hàng trực tiếp tại: https://www.hamomax.com.vn/

Hoàn toàn được vì đây là sản phẩm TPBVSK có tác dụng hỗ trợ được chiết suất từ thảo dược tự nhiên, không phải là thuốc điều trị nên không gây tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc.

giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!