Dinh dưỡng cho bệnh nhân hậu COVID-19 như thế nào cho hợp lý?
Dinh dưỡng cho bệnh nhân hậu COVID-19 là vấn đề được rất nhiều người sau khỏi bệnh quan tâm. Bởi một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho cơ thể hồi phục nhanh chóng và phòng tránh được nguy cơ xuất hiện biến chứng do sức khỏe suy giảm.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân hậu COVID-19 là vấn đề được nhiều người quan tâm
Lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân hậu COVID-19
Giai đoạn hậu COVID-19, người bệnh rất dễ bị chán ăn, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Thậm chí, nhiều trường hợp nặng còn suy giảm chức năng hệ hô hấp, tiêu hoá kém và giảm sức đề kháng. Từ đó, bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn và mắc các bệnh lý liên quan.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và khôi phục lại sức khoẻ sau khi khỏi bệnh. Đặc biệt, với bệnh nhân hậu COVID-19 lại càng quan trọng và cần phải lưu tâm.
Trong đó, bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý. Như bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin và các vi chất… trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời không quên lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối
Bệnh nhân hậu COVID-19 nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối từ 3 nhóm thực phẩm. Bao gồm:
Nhóm thực phẩm giàu đạm như cá, thịt động vật, thịt gia súc, gia cầm, trứng, tôm, các loại đậu…
Nhóm thực phẩm giàu tinh bột và đường như gạo, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt…
Nhóm thực phẩm giàu chất béo như dầu thực vật, bơ, mỡ động vật, sữa nguyên kem…
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần cung cấp đầy đủ và cân đối 3 nhóm thực phẩm này. Với tỉ lệ phù hợp là chất béo từ 20 – 25%, chất đạm từ 13 – 20%, tinh bột và đường chiếm 55 – 65%. Nên ăn đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm trong ngày từ nguồn động vật và thực vật.
Bệnh nhân hậu COVID-19 cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Tuy nhiên, bệnh nhân hậu COVID-19 nên lưu ý lựa chọn những nguồn protein lành mạnh và chứa nhiều acid amin như cá, trứng và sữa. Tránh những thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu như nội tạng động vật.
Về nguồn cung cấp chất béo, bạn nên lựa chọn dầu thực vật và các chất béo có nguồn gốc từ cá. Không nên ăn nhiều mỡ động vật và các đồ ăn giàu chất béo không lành mạnh như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích, lạp xưởng…
Bệnh nhân hậu COVID thường chán ăn, mệt mỏi và ăn uống kém tiêu. Do đó, nên chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Tránh trường hợp ăn quá no gây đầy bụng, khó thở và khó tiêu.
Đồng thời nên chế biến các món ăn ở dạng mềm lỏng và thái nhỏ. Tăng cường bổ sung 1 cốc sữa mỗi ngày. Vì trong sữa có nhiều thành phần dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối, phù hợp với những người mới khỏi bệnh.
Lựa chọn thực phẩm an toàn
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, bệnh nhân hậu COVID-19 cũng cần lưu ý đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn. Tất cả các thực phẩm cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng những loại thực phẩm đã bị hỏng, ôi thiu và quá hạn sử dụng.
Đảm bảo chế biến các thực phẩm phù hợp vệ sinh. Thực hiện ăn chín, uống sôi và luôn rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chế biến xong món ăn.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khoẻ
Sau khi mắc COVID-19, sự hồi phục của cơ thể cũng phụ thuộc nhiều vào sức đề kháng của mỗi người. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, khi bổ sung các vitamin và khoáng chất như vitamin C, D, B12, B6, E, A, sắt, kẽm,… sẽ giúp cơ thể nâng cao sức khoẻ và tăng cường hệ miễn dịch.
Đặc biệt là vai trò của vitamin D trong việc thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể con người.
Lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng cho bệnh nhân hậu COVID-19
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh vitamin C, vitamin D và kẽm khi sử dụng hàng ngày rất tốt cho bệnh nhân hậu COVID-19. Các chất này được xem là vũ khí hữu hiệu giúp cơ thể tăng cường chức năng hệ miễn dịch, tránh tình trạng tái nhiễm COVID-19 và phục hồi cơ thể nhanh hơn.
Bệnh nhân hậu COVID-19 nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C rất tốt cho bệnh nhân hậu COVID-19
Vitamin C là một trong những hoạt chất chống oxy hoá và giảm viêm rất tốt, trong đó có tình trạng viêm phổi.
Các nghiên cứu gần đây cho biết, vitamin C có hiệu quả trong việc chống lại các bệnh lý viêm đường hô hấp do virus. Đồng thời cải thiện các triệu chứng hô hấp nếu bệnh nhân đã bổ sung đầy đủ lượng vitamin C từ trước đó.
Bạn có thể bổ sung vitamin C hàng ngày thông qua các nguồn thực phẩm như:
Trái cây: cam, chanh, ổi, dứa, quýt, bưởi, kiwi, xoài, đu đủ…
Rau củ: ớt chuông, súp lơ xanh, rau cải thìa, mùi tây, cải bina… Lưu ý không nên nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm mất bớt hàm lượng vitamin C có trong rau củ.
Bệnh nhân hậu COVID-19 nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D
Việc thiếu hụt vitamin D có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm virus hô hấp cao hơn bình thường và làm tăng tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện điều trị.
Đặc biệt, nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Dược học và Dược lý trị liệu chỉ ra, việc bổ sung vitamin D làm giảm đáng kể nguy cơ mắc nhiễm trùng ở đường hô hấp. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, vitamin D có khả năng kích thích sản xuất ra chất cathelicidin. Đây là một chất có khả năng kháng lại các loại virus, nấm và vi khuẩn.
Bệnh nhân hậu COVID-19 nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D
Bạn có thể tận dụng vitamin D thông qua 2 nguồn tự nhiên:
Từ thực phẩm: Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, nấm, dầu ca, thịt bò, pho mát, sữa, ngũ cốc… Bên cạnh đó, các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ… không chỉ cung cấp vitamin D mà còn cung cấp omega – 3 rất tốt cho cơ thể.
Ánh nắng mặt trời: Đây là nguồn tự nhiên và mạnh mẽ nhất giúp sản xuất vitamin D cho con người. Bạn chỉ cần dành khoảng 15 phút mỗi ngày để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là đã có đủ lượng vitamin cho cả ngày.
Bệnh nhân hậu COVID-19 nên sung thực phẩm giàu kẽm
Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm cho bệnh nhân COVID-19
Kẽm là yếu tố cần thiết cho quá trình tăng sinh tế bào. Do đó, các tế bào miễn dịch có được tăng sinh mạnh không sẽ phụ thuộc vào lượng kẽm có trong cơ thể. Đặc biệt, các tế bào có chức năng miễn dịch cho cơ thể như bạch cầu trung tính, đại thực bào, tế bào B, tế bào T… có thể bị suy giảm chức năng do thiếu kẽm.
Khi kẽm được bổ sung cùng một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và viêm phổi. Đồng thời, rút ngắn thời gian phục hồi của cơ thể.
Bạn có thể bổ sung các nguồn thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, cá hồi, cá bơn, hàu, thịt bò, bột ca cao, nấm, rau cải bina, hạt điều, sữa chua….
Bên cạnh nguồn thực phẩm thì chúng ta cũng có thể bổ sung các viên uống tổng hợp, dạng chứa đầy đủ vitamin C, vitamin D và kẽm cho cơ thể.
Trên đây là một số thông tin về dinh dưỡng cho bệnh nhân hậu COVID-19. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn đọc trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp cơ thể hồi phục ở thời kỳ hậu COVID.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao bạn nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức Hamomax, bởi trong viên uống Hamomax có chứa các thành phần như: cao rễ nần nghệ, giảo cổ lam, cao lá đỏ ngọn, nụ hoa hòe có tác dụng quét sạch mỡ máu, bảo vệ thành mạch. Sản phẩm đã được hơn 25.000 khách hàng yêu thích, tin dùng như một thói quen hàng ngày trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao.
>>>Xem thêm: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HẬU COVID-19 CÓ TÁC DỤNG GÌ?
>>>Xem thêm: VÌ SAO HAMOMAX HIỆU QUẢ GIẢM MỠ MÁU KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ
>>>Xem thêm: VÌ SAO HAMOMAX QUÉT SẠCH MỠ MÁU, BẢO VỆ THÀNH MẠCH AN TOÀN, HIỆU QUẢ
>>>Xem thêm: TẠI SAO HAMOMAX ĐƯỢC 25.000 KHÁCH HÀNG YÊU THÍCH, TIN DÙNG